Hướng dẫn trị táo bón cho mẹ bầu

Theo chuyên gia trang chế độ dinh dưỡng cho bà bầu táo bón gây mệt mỏi, khó chịu cho mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Sử dụng lợi khuẩn trong điều trị táo bón là phương pháp an toàn cho cả mẹ và bé.
Hệ lụy về sức khỏe

Táo bón không chữa trị dứt điểm sẽ dễ chuyển biến thành mạn tính và gây ra nhiều hậu quả xấu. Táo bón kéo dài có thể khiến thai nhi thiếu chất, suy dinh dưỡng thai kỳ. Tình trạng này thậm chí có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như: trĩ, sa trực tràng, viêm đại tràng…
Cách khắc phục

Cách điều trị thông thường là ăn uống theo chế độ nhiều chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước và tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng. Khi mang thai, các mẹ thường mong muốn con phát triển khỏe mạnh nên luôn duy trì chế độ ăn uống nhiều chất dinh dưỡng và không dám dùng thuốc. Điều này khiến tình trạng táo bón khó được cải thiện hoặc chỉ chấm dứt tạm thời nhưng vẫn tái phát.


Đu đủ chín
Mẹ bầu hãy bổ sung ngay loại quả này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé vì đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.

Xem: Hướng dẫn cho con bú đúng cách
Dưa hấu
Táo bón thường do cơ thể bị thiếu nước. Dưa hấu có chứa nhiều nước có thể trị được gốc bệnh của táo bón. Ngoài ra, lượng thịt dưa hấu ăn vào, được coi như chất xơ có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp nhuận tràng và chống táo bón.
am
Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.
Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.
Măng tây
Với lượng đường thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ, măng tây cũng được coi là thực phẩm có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.
Khoai lang

Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.