Biểu hiện và cách sơ cứu người bị say nắng

Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến những người có việc phải ra ngoài vào những giờ cao điểm rất có nguy cơ bị say nắng.
Những người có nguy cơ mắc chứng say nắng có thể ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường là người không hay uống đủ nước, người từng có bệnh mạn tính hoặc những người uống nhiều bia, người mắc bệnh tim, cao huyết áp,… những người sống trong điều kiện ít gió, không có gió hoặc chất lượng khí kém.

Những người cao tuổi hoặc những người có thể trạng yếu thường xuyên phải ra vào môi trường giữa điều hòa và nắng nóng cũng dễ bị say nắng.

say-nang1

Những biểu hiện, triệu chứng của người bị say nắng

  • Mệt mỏi, trống ngực dồn dập, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời hoặc khó thowr, chuột rút.
  • Buồn nôn, co giật, lú lẫn và mất định hướng thậm chí là hôn mê.
  • Thân nhiệt tăng, ra mồ hôi nhiều.
  • Trường hợp nguy hiểm nhất là từ các biểu hiện trên biến chứng sang hôn mê sâu, trụy tim mạch thậm chí là tử vong.

Sơ cứu say nắng như thế nào?

  • Nếu nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt, say nắng thì trước tiên gọi cấp cứu hoặc ngay lập tức đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất. Trong một số trường hợp nguy cấp, trước khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu thì cần sơ cứu trước bằng cách đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa hoặc nơi râm mát rồi cởi bỏ đồ đạc không cần thiết trên người.
  • Tránh tụm năm tụm ba hay nơi đông người để người bệnh có thêm oxy để thở.
  • Tiếp theo quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng vòi nước hoặc bằng khăn ướt.
  • Dùng túi nước mát hoặc nước đá áp vào nách, bẹn, cổ, lưng bệnh nhân để làm lạnh các mạch máu tập trung rất nhiều ở đây, từ đó giảm thân nhiệt cơ thể.

say-nang
Lưu ý để phòng tránh say nắng

  • Khi thời tiết nắng nóng, tránh ra ngoài vào những giờ cao điểm như buổi trưa. Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài thì phải mặc quần áo rộng và sáng màu, đội mũ và sử dụng kem chống nắng đầy đủ.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước và tăng cường ăn thêm trái cây rau xanh.
  • Hạn chế uống cafein hoặc cồn để tránh làm cơ thể mất nước và làm tình trạng rối loạn thân nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không uống thuốc muối khi không có chỉ định của bác sĩ và nên bù nhiệt bằng các nước uống điện giải khác như đồ uống thể thao hoặc nước uống từ trái cây.