Trong cái nắng gay gắt của thời tiết mùa hè hẳn có rất nhiều người đang tìm cho mình cách tránh nóng hữu hiệu nhất, ngoài những nhà có điều kiện sử dụng máy lạnh, đi nghỉ mát thì những người không có điều kiện như thế vẫn có thể chống năng 1 cách đơn giản hơn. sau đây là những cách tránh nóng bạn nên tham khảo.
1. Dùng quạt nước hoặc đặt thau nước hoặc đá trước quạt để làm dịu không khí nóng gắt trong phòng.
2. Uống nhiều nước pha muối trong khi ở ngoài nắng, nước chanh, nước bổ sung chất khoáng giúp giảm nhiệt. Tránh dùng cà phê, rượu… vì những thứ này làm tiểu tiện nhiều khiến cơ thể mất nước.
3. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Chọn vải xốp, màu nhạt để tránh giữ nhiệt và để thấm mồ hôi. Vải kaki màu xanh lợt là tốt vì nó phân tán chứ không hút sức nóng. Tránh vải làm bằng hợp chất như nylon, polyester. Mỗi khi áo ướt sũng mồ hôi thì thay áo khô ngay.
3. Nếu biết sẽ phải làm việc dưới nắng gắt thì trước đó vài ngày nên tiếp xúc dần dần với nắng để cơ thể quen. Không nên cố gắng quá sức khi làm việc dưới trời nắng. Khi thấy có triệu chứng rắc rối, ngưng công việc ngay và vào chỗ bóng mát nghỉ ít phút cho khoẻ.
4. Đối với nhà ở nếu có điều kiện nên trồng nhiều cây cối xung quanh để hạn chế nắng chiếu trực tiếp vào nhà, có thể lắp máy phun sương để làm dịu không gian bên ngoài.
5. Khi ra ngoài nắng, đội nón rộng vành, mang kính râm, bôi kem chống nắng có độ bảo vệ cao (SPF 20 tới 30). Độ SPF càng cao, bảo vệ da càng lâu.
6. “Du di” thời khoá biểu làm việc, nhiều giờ vào buổi sáng và xế chiều. Trưa nghỉ ngơi vài giờ vừa tránh nắng vừa dưỡng sức.
7. Tránh tập luyện cơ thể giữa buổi trưa, vừa nóng vừa ẩm thấp. Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập. Đừng đợi tới khi khát mới uống. Khi đang bị nóng sốt, không tập luyện vì nhiệt độ sinh ra do sự vận động cơ bắp sẽ làm tăng nhiệt độ trong cơ thể.
8. Làm việc dưới nắng lâu lâu nên nghỉ tay, vào bóng râm thư giãn một lúc, uống ly chanh đường hay ly nước lạnh rồi hãy tiếp tục. đối với sinh viên nên tìm những địa điểm mát mẻ để học, tránh ngồi học trong phòng nắng dẫn đến đột quỵ.
Trên đây là 8 cách chống nóng thông dụng hiện nay, Chúc độc giả có một mùa hè thoải mái, mát mẻ.
Cập nhật các thông tin sức khỏe theo mùa tại đây