Chú ý khi lựa chọn đồ chơi cho bé

Chưa phân loại

Các món bé có thể tháo rời, lắp ghép, vật liệu thủ công như sáp, bút lông… đều giúp phát triển các kỹ năng và khám phá cuộc sống.

Mỗi ngày bé lại học thêm nhiều điều mới. Theo thoitiet.wap.vn, các kỹ năng vận động thô (cử động lớn như chạy, nhảy) và kỹ năng vận động tinh (cử động chính xác hơn như tô màu, cầm thìa) liên tục được cải thiện. Bé cũng phát triển về mặt xã hội, tham gia nhiều trò chơi cần trí tưởng tượng và thể hiện nhiều loại cảm xúc hơn. Cha mẹ nên tìm kiếm những đồ chơi giúp con phát triển các kỹ năng này.

Đồ chơi luôn là một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của các trẻ nhỏ. Nó không chỉ giúp trẻ vui chơi ngoan ngoãn hàng ngày mà nó còn là phương tiện giúp bé nhà bạn phát triển tí tuệ nhiều hơn. Nhưng để lựa chọn đồ chơi an toàn cho bé mà vẫn không làm giảm hứng thú của trẻ, cha mẹ trẻ hãy cẩn trọng và kỹ càng khi quyết định nhé.

3 tiêu chí hàng đầu khi chọn đồ chơi cho bé

– Ưu tiên mua sắm những loại đồ chơi có thể cùng chơi với người khác, đặc biệt những đồ chơi có thể giúp bé giao tiếp

– Đồ chơi có thể giúp bé duy trì khả năng tập trung và có thể “biến hình” khi bé tác động

– Đồ chơi an toàn, có nhãn hiệu, nguồn gốc rõ ràng. Nếu có khả năng, mẹ hoàn toàn có thể cùng con “thiết kế” món đồ chơi của riêng mình.

Khi nhận được một món đồ chơi, trẻ thường trải qua 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Chú ý và tỏ ra quan tâm

– Giai đoạn 2: Chủ động tham gia và khám phá nhưng luôn tìm cách giao tiếp với bạn bằng cử chỉ, ánh mắt hoặc lời nói.

– Giai đoạn 3: Tự bé sẽ chơi và khám phá món đồ chơi

Một món đồ chơi giúp bé thông minh khi cùng trải qua giai đoạn 2, lúc này nhiều liên kết thần kinh của não bộ phát triển. Nhiều trẻ chỉ vừa chú ý ở giai đoạn 1 nhưng bạn không tạo không gian để cùng bé khám phá hoặc tự chơi một mình. Bé sẽ có xu hướng chuyển nhanh qua giai đoạn 3, những liên kết cần có để tạo sự phân tích, đánh giá và so sánh không diễn ra.

Theo kinh nghiệm, bạn nên chọn những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu trẻ nhà bạn vẫn còn quá nhỏ thì một món đồ chơi được thiết kế cho một đứa trẻ lớn tuổi nên được giữ cách xa tầm tay trẻ vì những đứa trẻ thường rất tò mò, chúng có thể bất chợt khám phá ngay cả khi chưa được sự cho phép của bạn. Mà điều này thực tế có thể gây nguy hiểm cho bé nhà bạn khi chơi những đồ chơi không hợp với lứa tuổi của mình.

Chọn đồ chơi một cách khôn ngoan. Các đồ chơi an toàn nhất là những những đồ chơi không có nắp đậy. Nếu có nắp đậy hãy chắc chắn chiếc nắp này chắc chắn, với sự hỗ trợ của khóa và bản lề an toàn. Hãy tìm các đồ chơi mịn, không có nhiều cạnh sắc và có các lỗ thông gió để tránh nghẹt thở nếu như con bạn sơ sẩy bị mắc kẹt bên trong.