Kinh nghiệm chọn mua host tốt nhất

Thuê vps hay hosting là một trong hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất quyết định tốc độ website của bạn. Không một visitor nào muốn bỏ thời gian ngồi chờ website của bạn khi nó load quá chậm, thông thường thì tốc độ load một trang KHÔNG ĐƯỢC quá 10 giây và KHÔNG NÊN quá 3 giây. Do đó, hãy làm tất cả những gì có thể để cải thiện tốc độ load trang cho website của bạn. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm chọn mua host tốt nhất để tăng tốc độ website WordPress (hoặc các CMS PHP khác) Chia sẻ kinh nghiệm chọn host cho WordPress và PHP

Wordpress-hosting

 

>>>>> Seo hosting là gì?

Kinh nghiệm chọn host cho website WordPress

1. Nên chọn hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP, FastCGI

Khái niệm PHP Handler các bạn nên hiểu đơn giản là một cái gì đó để xác định quá trình biên dịch các đoạn mã PHP trong WordPress đến máy chủ để truy xuất dữ liệu đến đầu cuối, tức là người dùng. Mỗi PHP Handler luôn có các thuộc tính và ưu nhược điểm khác nhau nên tùy vào thời điểm mà nên chọn PHP Handler cho phù hợp. Để sử dụng WordPress tốt nhất thì bạn nên chọn các hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP hay FastCGI, bởi vì: Khi cài plugin thông qua wp-admin, bạn không cần phải nhập lại thông tin login FTP của hosting. Các plugin sẽ được tự động cài đặt các bước cần thiết như tự CHMOD, tự sửa file .htaccess, tự tạo thêm file.

Nếu các bạn dùng một số hosting Việt Nam (PHP Handler là DSO) thì sẽ nhận ra một cái phiền phức khi cài một số plugin quan trọng là phải tự tay CHMOD, sửa file .htaccess lung tung cả lên, mà sau khi sửa xong thì chưa chắc nó đã chạy được vì nó không tự cấu hình trong các file config. Điển hình là plugin WP Super Cache. Ít tốn tài nguyên CPU hơn (nếu dùng FastCGI). Bảo mật tốt hơn vì khi một file được upload lên hosting, các file hay folder đó sẽ được CHMOD theo đúng quyền của nó. Khi cài plugin cũng vậy. Chuẩn CHMOD của 2 PHP Handler này là 644 cho folder và 755 cho file.

>>>>> Hướng dẫn mua tên miền giá rẻ tại iNET?

2. Mod_rewrite, mod_deflate hoặc mod_gzip phải được bật

Mod_rewrite là một thành phần mở rộng của Apache dùng để viết lại URL của website. Còn Mod_deflate hoặc mod_gzip là thành phần mở rộng dùng để nén các dữ liệu được tải xuống trình duyệt nhằm để tăng tốc độ truy cập website, đối với Apache 2.0 thì nó sử dụng mod_deflate còn các phiên bản Apache cũ hơn thì nó sử dụng mod_gzip. – Mod_rewrite: cho phép bạn tùy chỉnh URL các trang bài trong website của bạn, thay vì cách truyền thống của WordPress. Đây là điều tối cần thiết nếu bạn muốn SEO cho website của bạn

3. Dung lượng đĩa và băng thông phải thật “thoải mái”

Không nhất thiết bạn phải sử dụng hosting hỗ trợ băng thông và dung lượng không giới hạn (Unlimited – mà chưa chắc nó đã “unlimited” thật) nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng các gói hosting có dung lượng tầm 5GB trở lên, băng thông cũng khoảng từ 50GB trở lên. Vì sao? Thói quen của chúng ta là thường upload ảnh trực tiếp lên host khi viết bài, điều này có một ưu điểm là nhanh, gọn, không bị tình trạng link ảnh bị die (trừ khi cái blog nó die luôn) và quan trọng là tăng tốc độ tải trang khi bài viết chứa hình ảnh không bị phụ thuộc vào các kết nối ở bên ngoài.

Nhưng có một nhược điểm khá khó chịu trong WordPress là nó sẽ tự động sản sinh ra một số file ảnh khác trên cùng một tấm ảnh nhưng có kích thước khác nhau, hoặc nếu bạn có sử dụng timthumb thì ôi thôi, file cache của nó có khi còn nhiều hơn cái thư mục uploads của bạn. Không nên bỏ qua: Các plugin và cách tối ưu hình ảnh trên WordPress Đã có nhiều hình ảnh, thì ắt băng thông cũng phải tốn khá nhiều khi hình ảnh luôn là tác nhân làm tốn băng thông phổ biến nhất. Bạn cũng có thể sử dụng  CDN để giảm tải cho băng thông nhưng chi phí nó cũng không được rẻ cho lắm, tốt nhất là hãy tìm một hosting có dung lượng băng thông kha khá một tí, đỡ phải nơm nớp lo hết băng thông mỗi ngày.

Giá cả cũng không quá đắt, cuối bài này mình có giới thiệu cho bạn một vài nhà cung cấp băng thông nhiều nhưng giá cả phải chăng. Làm sao để kiểm tra các thông tin kỹ thuật ở trên? Không còn cách nào khác là hãy liên lạc với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp hosting bạn định register để hỏi về 3 yếu tố ở trên, nếu họ có hỗ trợ đầy đủ thì okie.

4. Chất lượng uptime của máy chủ

Vấn đề uptime luôn rất quan trọng, hãy tưởng tượng khách của bạn muốn vào website nhưng lại không thể truy cập được, thế có chết và mất doanh thu không cơ chứ. Dù là support có tệ đi chăng nữa nhưng ít nhất tỷ lệ uptime phải ổn ổn một tí. Vài ba ngày down 10 phút cũng có thể gọi là chấp nhận được (các nhà cung cấp chất lượng hiếm khi thấy tình trạng downtime xảy ra, hoặc có thì họ sẽ thông báo trước để bạn biết, và thời gian không bao giờ kéo dài trên 60 phút). Thế nào là host unlimited?

Tham khảo: Kinh nghiệm chọn mua web hosting từ các công ty cung cấp gói host Unilimited Có tới 99,99% các nhà cung cấp hosting hiện nay đều quảng cáo cam kết uptime 99,99%, tức là họ nói rằng hosting của họ sẽ có rất rất ít khả năng bị down, nếu không muốn nói là chẳng bị down bao giờ cả. Nhưng ôi thôi, nói thì nói sao cũng được nhưng có một số nhà cung cấp mình đã trải nghiệm và có thể nói là luôn luôn “downtime 50%” chứ chẳng có up ót gì. Gặp các nhà cung cấp hosting chất lượng kém khi mà luôn để server phải chịu các trận DDoS từ phía “kẻ địch” thì xác định khả năng uptime chỉ còn 10%.

Trong số các công ty cung cấp host mình dùng thì Stablehost và DigitalOcean luôn thông báo cho khách hàng khi họ tiến hàng bảo trì server (down) 5.Datacenter phải ở nơi gần nhất với đối tượng khách truy cập Datacenter càng gần ở nơi bạn thì tốc độ kết nối vào website càng nhanh, đó là lý do dễ hiểu vì sao bạn truy cập các hosting tại Việt Nam thấy nhanh như gió, nhưng thật sự thì mỗi lần mình vào các website sử dụng hosting tại Việt Nam thì là cả một ác mộng.

Thực chất hiện nay hiếm có nhà cung cấp hosting nào có Datacenter tại Việt Nam có chất lượng dịch vụ và hỗ trợ như mong muốn, nhưng thay vào đó bạn vẫn có thể sử dụng các hosting khác hỗ trợ datacenter tại Bắc Kinh, Singapore hay Ấn Độ cũng được.

Chúc các bạn thành công!