Giựt cô hồn và những biến tướng

Chưa phân loại

Tháng 7 âm lịch hay tháng cô hồn đánh dấu thời điểm Quỷ Môn Quan mở cửa, âm hồn quỷ đói trở về nhân gian tìm cái ăn. Để không bị ma quỷ quấy nhiễu thì gia chủ thường duy trì tục lệ cúng cô hồn. Cúng xong, họ để nguyên mâm cúng cho người đi đường lấy ăn hết, rồi mới dọn mâm. Người ta gọi đó là giựt cô hồn.

Chẳng ai biết tục giựt cô hồn có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó là một nét đặc trưng trong tháng cô hồn của người miền Nam. Giựt cô hồn là ký ức trẻ thơ tươi đẹp của biết bao thế hệ: hình ảnh trẻ con xúm xít khoe nhau khúc mía, cái bánh quy còn nguyên vừa giựt được lại hiện ra trong trẻo, vui tươi đến lạ thường. Giựt cô hồn khiến không khí của ngày tháng 7 bớt ảm đạm đi. Người ta quan niệm, cúng cô hồn phải có người đến giựt mới hên, cũng giống như tết thì phải có pháo hoa vậy.

Đám trẻ đợi nhang tàn mới “giựt”

Thoitiet.wap.vn chia sẻ tục giựt cô hồn mang ý nghĩa sẻ chia, đùm bọc, đem sự từ bi bác ái tới những số phận kém may mắn hơn, từ đó để tích phước, cầu may mắn cho gia chủ.  Mâm cúng thường có trái cây, cháo trắng (nhà nào không cúng cháo thì cúng muối cúng gạo), vàng mã và một chum rượu trắng. Người đi giựt cô hồn thường là trẻ con, hay những người ăn xin, lang thang…

Kết quả hình ảnh cho thanh niên giựt cô hồn

Giờ, ai cũng đi giựt cô hồn…

Bây giờ, đời sống khấm khá, trên mâm cúng cô hồn của nhiều nhà còn có thêm con gà luộc, con heo quay, cặp bánh trưng, hay thêm những gói bánh ngoại đắt tiền, xen lẫn với đó là những xấp tiền mới cong… Có lẽ vì thế mà văn hóa giựt cô hồn của có nhiều thay đổi: người đi giựt bây giờ toàn người lớn, sức vóc. Sự giựt cũng có phần bạo dạn, xô bồ hơn, có khi gia chủ còn đang lom khom khấn vái thì cả đám thanh niên, người lớn đã vét sạch cả mâm cúng. Ở nhiều nơi giựt cô hồn còn gây ra sự hỗn loạn, từ cảnh tràn ra giữa lòng đường tranh cướp tiền được rải ra, đến những va chạm không đáng có chuyển thành xô xát… Tục giựt cô hồn giờ đã biến tướng đi nhiều so với ngày xưa.

Toán thanh niên đi xe máy thành từng tốp giựt cô hồn

Tục cúng cô hồn và giựt cô hồn đều mang những ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc. Qua thời gian, những ý nghĩa tốt đẹp ấy dần phai mờ do những sự xấu xí của xã hội. Nếu người cúng cô hồn không sính lễ, nếu như những người đi giựt biết thấu hiểu cho những hoản cảnh khó khăn hơn mình, thì có lẽ những tục lệ ấy đã tôn nghiêm hơn, đã trở thành một nét đẹp khiến người ta cảm thấy đáng tự hào.

Theo Mixi.