Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản

Chưa phân loại

Bệnh viêm phế quản là gì?

Trẻ bị viêm phế quản là khi đường thở dưới, hay cuống phổi bị viêm nhiễm, sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kip thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi. Việc chăm sóc con giải đoạn nầy cần cẩn thận và chăm chút như để ý đến chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vậy
Bệnh viêm phế quản thường xuất hiện cùng, hoặc sau khi trẻ bị cúm, sởi, ho gà … hay một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em tùy vào mức độ nặng nhẹ mà có thể chia làm hai loại:
Trẻ bị viêm phế quản phổi có nhiều dạng chính như sau: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen… Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh để phát hiện điều trị kịp thời cho trẻ nằm tránh biến chứng xấu, đồng thời nếu bệnh diễn tiến lâu, tái đi tái lại trẻ dễ bị viêm phế quản mạn tính. Sau đây, phunuso.net sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách dùng điều hòa hợp lý giúp trẻ không mắc bệnh viêm phế quản. Cùng xem nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt chiêu cho con bú đúng cách

Không khí khô hanh vào mùa đông làm cho trẻ nhỏ rất dễ bị ho, cúm, sốt …và nặng hơn có thể là viêm phế quản.
Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên, thì rất có thể chính các loại vi rút gây bệnh này lại là “thủ phạm” gây nên chứng viêm phế quản nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời và dứt điểm
Ban đầu có thể bé chỉ có biểu hiện của chứng bệnh cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nóng, sốt lạnh. Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm bé sẽ bị ho, xuất hiện đờm trong cổ họng, nặng hơn có thể là nôn mửa trong khi ho. Ngoài ra, bé cũng có thể phải chịu đựng cảm giác đau ngực, khó thở, thở khò khè.
Các chuyên gia cũng cho rằng, những người lớn thường xuyên hút thuốc lá hay những trẻ em chung sống với môi trường có khói thuốc lá cũng dễ có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản, mà thậm chí có thể là viêm phế quản mãn tính.
Chính vì thế, để giúp bé phòng ngừa chứng bệnh viêm phế qủan đó là hãy để bé không phải chung sống trong môi trường có khói thuốc.
Chăm sóc trẻ bị bệnh

Phải giữ ấm cho trẻ và cho trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách cho uống các loại thuốc làm loãng đờm, giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Nếu có bằng chứng rõ ràng là nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho trẻ.

Phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì lại là việc rất có ích cho bé.

Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc lá, khói than.

Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho, sổ mũi, cần quan tâm điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

Theo TS. BS Phạm Bích Đào, cần chú ý khi điều trị viêm phế quản phải điều trị triệt để. Nhiều bậc cha mẹ cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, khi mới chỉ hết triệu chứng, đã vội cho con dừng thuốc, mà không biết rằng tổn thương tại phế quản chưa ổn định (trong lòng phế quản chưa hết dịch viêm, niêm mạc phế quản còn phù nề…), trẻ sẽ bị tái phát.